Covid 19 Bắt Nguồn Từ Đâu?
Gần 2 năm kể từ khi virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, cuộc tìm kiếm nguồn gốc của đại dịch đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người và làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu vẫn là câu hỏi.
Covid 19 Vẫn Là Tâm Điểm Gây Tranh Cãi Lớn
Virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc vào cuối năm 2019 trước khi lan ra toàn thế giới. Các nhà khoa học ban đầu cho rằng virus lây từ động vật sang người tại chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, nơi phát hiện ca mắc đầu tiên. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng có thể chợ này không phải nơi phát sinh dịch bệnh, nhưng là nơi virus phát tán.Tháng 2/2020, các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định dịch COVID-19 không bắt nguồn từ chợ hải sản Hoa Nam mà là do một "bệnh nhân số 0" đã mang virus tới đây, sau đó khu chợ đông đúc với điều kiện vệ sinh kém này đã trở thành môi trường thuận lợi để virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng. Bắc Kinh cũng không loại trừ giả thuyết các loại thực phẩm đông lạnh nhập khẩu có thể là nguồn bệnh. Mặc dù vậy, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra giả thuyết rằng virus SARS-CoV-2 có thể phát tán từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đồng thời cáo buộc Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn một cuộc điều tra minh bạch về dịch bệnh. Phía Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc.
Nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc COVID-19, một nhóm chuyên gia quốc tế của WHO đã đến Vũ Hán vào tháng 2 năm nay. Cuộc điều tra kéo dài 1 tháng được kỳ vọng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc của COVID-19. Kết quả của cuộc điều tra cho biết không có dấu hiệu cho thấy virus này xuất hiện ở thành phố Vũ Hán trước tháng 12/2019, khi ca nhiễm đầu tiên được chính thức ghi nhận và virus SARS-CoV-2 có thể đã truyền từ động vật sang người và không thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc. Mặc dù vậy, kết quả này đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước, khi cho rằng nó thiếu minh bạch. Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi một số nhà khoa học và chính phủ Mỹ đã đặt câu hỏi về tính độc lập và độ tin cậy của nghiên cứu, làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh cáo buộc Washington và một số chính phủ khác “chính trị hóa” vấn đề truy xuất nguồn gốc virus SARS-CoV-2 cho rằng động thái này làm ảnh hưởng đến cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch.
Sau một báo cáo tình báo do tờ Wall Street Journal tiết lộ, theo đó 3 nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán đã bị ốm vào tháng 11/2019 và phải nhập viện, tức là thời điểm virus SARS-CoV-2 chưa bùng phát ở thành phố này, ngày 24/5, Nhà Trắng thông báo Mỹ không thể đưa ra kết luận về nguồn gốc của COVID-19 nếu không tiến hành một cuộc điều tra độc lập và có thêm dữ liệu từ Trung Quốc. Do vậy, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác cùng chí hướng trên toàn thế giới để hối thúc Trung Quốc tham gia vào một cuộc điều tra quốc tế đầy đủ, minh bạch, dựa trên bằng chứng, đồng thời cung cấp quyền truy cập vào tất cả các dữ liệu và bằng chứng liên quan. Trung Quốc ngay lập tức đã bác bỏ những thông tin mà nước này khẳng định là "hoàn toàn sai sự thật".
Động lực tìm hiểu về nguồn gốc đại dịch càng được thúc đẩy khi xuất hiện các báo cáo của tình báo Mỹ với bằng chứng cho thấy, giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm vẫn tồn tại. Ngày 26/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trực tiếp chỉ đạo cộng đồng tình báo Mỹ nỗ lực gấp đôi để điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Kết quả điều tra phải đệ trình trong vòng 90 ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng hối thúc WHO triển khai điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc SARS-CoV-2 tại Trung Quốc. Sau động thái của Tổng thống Mỹ Biden, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ tuyên bố việc chính trị hóa nguồn gốc COVID-19 sẽ không chỉ gây khó khăn cho việc tìm nguyên nhân xuất hiện virus SARS-CoV-2, mà còn tạo điều kiện cho “virus chính trị” lây lan, hủy hoại nỗ lực hợp tác quốc tế chống đại dịch.
Covid 19 Vẫn Là Câu Hỏi Lớn Chưa Được Giải Đáp
Kết thúc 90 ngày điều tra, báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ 2 quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, một đánh giá mới của cơ quan tình báo nước này về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 đã được chuyển tới Nhà Trắng ngày 24/8. Tuy nhiên báo cáo không đưa ra kết luận một cách chắc chắn về việc liệu nguồn gốc virus là từ thiên nhiên hay do sự cố rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Lý do một phần là do không thể thu thập được các thông tin chi tiết từ nơi dịch bệnh xuất hiện đầu tiên. Sau khi nhận được báo cáo, Tổng thống Biden dự kiến sẽ thông báo cho Quốc hội Mỹ.Trung Quốc đã phản ứng về báo cáo điều tra nguồn gốc COVID-19 của tình báo Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết trong báo cáo điều tra nguồn gốc COVID-19, cộng đồng tình báo Mỹ tìm cách xác nhận những luận điểm mang tính đã định đoạt từ trước và đẩy trách nhiệm đối với bùng phát đại dịch.
Theo ông Uông Văn Bân, những sản phẩm được tiếng là nghiên cứu của tình báo Mỹ sẽ không dựa trên dữ liệu và sự thật. Với báo cáo điều tra nguồn gốc COVID-19, tài liệu đó sẽ không có gì khác ngoài việc cắt ghép thông tin rời rạc để quy kết trách nhiệm và khẳng định những kết luận đã được đặt điều từ trước với một số chứng cứ lựa chọn.
Ông cũng kêu gọi Mỹ dừng ngay việc chính trị hóa yếu tố điều tra nguồn gốc COVID-19 - một việc làm mà Trung Quốc cho rằng sẽ hủy hoại hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, ngày 25/8, các nhà khoa học được Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ nghiên cứu nguồn gốc đại dịch này cảnh báo cuộc tìm kiếm nguồn gốc của COVID-19, đang rơi vào bế tắc, ngay cả khi thời gian không còn nhiều. Trong bài bình luận trên tạp chí Nature, các nhà khoa học nói rằng chuyến đi thực địa của các điều tra viên WHO nhằm tìm ra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 tại Vũ Hán chỉ là “bước đầu tiên trong một quá trình đi vào bế tắc, cánh cửa dẫn đến cuộc điều tra quan trọng này đến cơ hội có thể tìm ra nguyên nhân đang nhanh chóng đóng lại”. Việc lần theo dấu vết sinh học để trở lại nơi phát bệnh sớm đã trở nên khó khăn do các bằng chứng biến mất hoặc bị hư hỏng.
“Mùa” COVID-19 thứ hai với sự xuất hiện của nhiều biến thể mới, đặc biệt là biến thể Delta đang “châm ngòi” cho làn sóng dịch mới ở nhiều nơi, đặt ra vô vàn thách thức với các nước, và việc truy tìm nguồn gốc COVID-19 sẽ tiếp tục là vấn đề "đau đầu" với thế giới.
Sự Ra Đời Của Vắc Xin Ngừa Covid 19 Như Thế Nào?
Vắc Xin COVID-19 Hoạt Động Như Thế Nào?
Vắc xin hoạt động bằng cách bắt chước tác nhân truyền nhiễm - vi rút, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác có thể gây bệnh. Điều này "dạy" hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng nhanh chóng và hiệu quả để chống lại nó.Theo truyền thống, vắc-xin đã thực hiện điều này bằng cách đưa vào cơ thể một dạng tác nhân lây nhiễm đã làm suy yếu cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta ghi nhớ về nó. Bằng cách này, hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra và chống lại nó trước khi nó khiến chúng ta bị bệnh. Đó là cách một số vắc xin COVID-19 đã được nghiên cứu và phát triển.
Các vắc-xin COVID-19 khác đã được phát triển bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận mới, được gọi là vắc-xin RNA thông tin, hoặc mRNA,. Thay vì đưa vào cơ thể các kháng nguyên (một chất khiến hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể), vắc xin mRNA cung cấp cho cơ thể chúng ta mã di truyền cần thiết để cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta tự sản sinh ra kháng nguyên. Công nghệ vắc xin mRNA đã được nghiên cứu trong vài thập kỷ. Chúng không chứa vi rút sống và không can thiệp vào DNA của con người.
Có, mặc dù vắc xin COVID-19 đã được phát triển nhanh nhất có thể, vắc xin ngừa COVID-19 phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng để chứng mình và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thống nhất về tính an toàn và hiệu quả. Chỉ khi đáp ứng các tiêu chuẩn này, vắc xin mới có thể nhận được chứng nhận từ WHO và các cơ quan quản lý quốc gia.
UNICEF sẽ chỉ mua sắm và cung cấp vắc xin COVID-19 đáp ứng các tiêu chí an toàn và hiệu quả đã được thiết lập của WHO và đã nhận được sự chấp thuận theo quy định.
Làm Thế Nào Mà Vắc-Xin COVID-19 Được Phát Triển Nhanh Chóng Đến như Vậy?
Các nhà khoa học đã có thể phát triển vắc xin hiệu quả an toàn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn do sự kết hợp của các yếu tố cho phép họ mở rộng quy mô nghiên cứu và sản xuất mà không ảnh hưởng đến độ an toàn:Vì đại dịch lan rộng toàn cầu, nên chúng ta có mẫu bệnh phẩm khá lớn để nghiên cứu và có hàng chục nghìn tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng
Những tiến bộ trong công nghệ (như vắc xin mRNA) đã được nhiều năm chế tạo
Chính phủ và các cơ quan khác đã hợp tác để tháo gỡ trở ngại về tài trợ cho nghiên cứu và phát triển
Việc sản xuất vắc-xin diễn ra song song với các thử nghiệm lâm sàng để tăng tốc độ sản xuất
Mặc dù được phát triển nhanh chóng, nhưng tất cả các vắc xin COVID-19 được WHO chấp thuận sử dụng đều an toàn và hiệu quả.
Loại Vắc Xin COVID-19 Nào Tốt Nhất Cho Tôi?
Tất cả các loại vắc xin được WHO phê duyệt đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc bảo vệ bạn khỏi bệnh nặng do COVID-19.Loại vắc xin tốt nhất cho bạn là loại bạn được tiếp cận và sẵn có dành cho bạn!
Liệu Vắc Xin COVID-19 Có Hiệu Quả Chống Lại Các Biến Thể Mới Không?
WHO cho biết các loại vắc xin được phê duyệt cho đến nay ít nhiều có hiệu quả bảo vệ chống lại các biến thể mới.Các chuyên gia trên khắp thế giới đang liên tục nghiên cứu cách các biến thể mới ảnh hưởng đến hành vi của vi rút, bao gồm bất kỳ tác động tiềm ẩn nào đến hiệu quả của vắc xin COVID-19.
Nếu bất kỳ loại vắc xin nào được chứng minh là kém hiệu quả hơn đối với một hoặc nhiều biến thể này, thì có thể thay đổi thành phần của vắc xin để bảo vệ chống lại chúng. Trong tương lai, những thay đổi đối với việc tiêm chủng như sử dụng các mũi tiêm nhắc lại và các cập nhật khác có thể là cần thiết.
Nhưng trong thời gian chờ đợi, điều quan trọng cần làm là tiêm phòng và tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng dịch - sẽ giúp giảm khả năng đột biến của vi rút - bao gồm giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, thông gió tốt, rửa tay thường xuyên và tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm nếu bạn có các triệu chứng mắc bệnh.
Ai Nên Tiêm Phòng Trước?
Do không có đủ năng lực sản xuất vào năm 2021 để đáp ứng tất cả nhu cầu toàn cầu, nên không phải ai cũng có thể tiêm vắc xin cùng một lúc. Các quốc gia phải xác định các nhóm ưu tiên, mà WHO khuyến nghị là nhân viên y tế tuyến đầu (để bảo vệ hệ thống y tế) và những người có nguy cơ tử vong cao nhất do COVID-19, chẳng hạn như người lớn tuổi và những người mắc bệnh nền. Những nhân viên thiết yếu khác, chẳng hạn như giáo viên và nhân viên xã hội, nên được ưu tiên, tiếp theo là các nhóm bổ sung khi có nhiều liều vắc-xin hơn.Khi Nào Thì Bạn Không Nên Tiêm Vắc Xin COVID-19?
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc bạn có nên tiêm vắc xin COVID-19 hay không, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sỹ hoặc chuyên gia y tế mà bạn có thể tiếp cận. Hiện tại, những người có các tình trạng sức khỏe sau đây không nên tiêm vắc xin COVID-19 để tránh bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra:Nếu bạn có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin COVID-19.
Nếu bạn hiện đang bị bệnh hoặc gặp các triệu chứng của COVID-19 (mặc dù bạn có thể tiêm vắc xin khi bạn đã bình phục và cho đến khi bác sĩ của bạn đồng ý cho bạn tiêm).
Tôi Có Nên Tiêm Vắc Xin Nếu Tôi Đã Có COVID-19?
Có, bạn nên tiêm phòng ngay cả khi trước đó bạn đã mắc COVID-19. Mặc dù những người hồi phục sau COVID-19 có thể phát triển một số khả năng miễn dịch tự nhiên đối với vi rút, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết nó tồn tại trong bao lâu hoặc bạn được bảo vệ tốt như thế nào. Vắc xin cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy hơn.Tôi Có Nên Tiêm Vắc Xin COVID-19 Nếu Tôi Đang Cho Con Bú Không?
Các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu việc tiêm vắc xin COVID-19 ở phụ nữ đang cho con bú, nhưng vẫn còn khá hạn chế thông tin vào thời điểm này. WHO khuyên rằng nên tiêm phòng nếu phụ nữ đang cho con bú thuộc nhóm ưu tiên tiêm chủng, ví dụ như nếu bạn là nhân viên y tế. Việc cho con bú có thể tiếp tục sau khi tiêm chủng và vẫn là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi các bệnh tật và giúp chúng khỏe mạnh.Tôi Có Nên Tiêm Vắc Xin COVID-19 Nếu Tôi Đang Mang Thai Không?
Mặc dù nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 nói chung vẫn thấp, nhưng khi mang thai, bạn có nguy cơ bị bệnh nặng cao hơn so với những người không mang thai.Nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để tìm hiểu sự an toàn và tác dụng của việc tiêm vắc xin COVID-19 ở phụ nữ mang thai, nhưng không có lý do trì hoãn nào lớn hơn lợi ích của việc tiêm phòng cho phụ nữ mang thai. Vì lý do phụ nữ mang thai có nguy cơ lây nhiêm cao khi tiếp xúc với COVID-19 (ví dụ: nhân viên y tế) hoặc những người có vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ biến chuyển nặng, có thể được tiêm chủng với sự tư vấn của bác sỹ và nhân viên ý tế.
Vắc Xin COVID-19 Có Thể Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản Không?
Không, bạn có thể đã thấy những tuyên bố sai sự thật trên mạng xã hội, nhưng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin COVID-19, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ hoặc nam giới. Nếu bạn hiện đang cố gắng mang thai, bạn không cần phải tránh thai sau khi tiêm vắc xin COVID-19.Con Tôi Có Nên Tiêm Vắc Xin COVID-19 Không?
Hệ thống miễn dịch của trẻ em khác với hệ thống miễn dịch của người lớn và có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào độ tuổi của các em. Hiện tại, vắc xin COVID-19 được WHO phê duyệt không được khuyến cáo cho bất kỳ ai dưới 16-18 tuổi (tùy thuộc vào từng loại vắc xin), ngay cả khi các em thuộc nhóm nguy cơ cao. Trẻ em không được đưa vào các thử nghiệm ban đầu đối với vắc-xin COVID-19, do đó, hiện có rất nhiều hạn chế hoặc không có dữ liệu về tính an toàn hoặc hiệu quả của vắc-xin cho trẻ em dưới 16 tuổi. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa và chúng tôi sẽ cập nhật các khuyến nghị khi các thử nghiệm được tiến hành và có thêm thông tin.Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm cho con bạn được tiếp tục tiêm chủng các loại vắc xin khác định kỳ đúng lịch tiêm.
Khi Nào Sẽ Có Vắc Xin COVID-19 Ở Quốc Gia Của Tôi?
Việc phân phối vắc xin đang được tiến hành trên toàn cầu và sự sẵn có của vắc xin thay đổi theo quốc gia. Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra với bộ y tế của bạn để nhận được thông tin mới nhất cho quốc gia của bạn.Thay mặt Cơ sở COVAX, UNICEF đang mua sắm vắc xin COVID-19 và phân phối chúng trên khắp thế giới để đảm bảo không có quốc gia nào bị bỏ lại phía sau. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp 2 tỷ liều thuốc có sẵn để phân phối vào cuối năm 2021. Liều lượng đang được phân bổ cho các quốc gia tham gia Cơ chế COVAX bằng cách sử dụng công thức phân bổ tỷ lệ với tổng quy mô dân số từng quốc gia.
Khi Nào Sẽ Có Vắc Xin COVID-19 Ở Việt Nam?
Để phát triển vắc-xin an toàn và hiệu quả đòi hỏi nhiều thời gian. Song, nhờ nỗ lực đầu tư cho nghiên cứu, phát triển vắc-xin và hợp tác toàn cầu ở quy mô lớn chưa từng thấy, các nhà khoa học đã phát triển được vắc-xin ngừa COVID-19 trong thời gian kỷ lục mà vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và quy định khắt khe trên cơ sở thực chứng.Kể từ tháng 12 năm 2020, vắc-xin COVID-19 đã bắt đầu được phân phát và sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam sẽ nhận được ít nhất 4,1 triệu liều vắc-xin COVID-19 của Oxford-AstraZeneca trong khuôn khổ Chương trình COVAX (COVAX Facility). Theo kế hoạch, 1,2 triệu liều vắc-xin sẽ đến Việt Nam trong Quý I năm 2021 và hơn 2,9 triệu liều vắc-xin trong Quý II.
Trong tương lai gần, Chính phủ Việt Nam có thể sẽ mua thêm các loại vắc-xin an toàn và hiệu quả mới đã được kiểm duyệt ở những quốc gia khác. Đồng thời, chính Việt Nam cũng đang nghiên cứu thêm một số loại vắc-xin COVID-19 để kiểm tra mức độ an toàn và hiệu quả. Điều này có thể giúp đẩy nhanh tốc độ triển khai tiêm chủng gần như toàn dân trong tương lai.
COVAX Là Gì?
Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19” (ACT) là chương trình hợp tác toàn cầu nhằm thúc đẩy việc phát triển, sản xuất và tiếp cận công bằng với dịch vụ xét nghiệm, điều trị và vắc-xin COVID-19. Mục đích của COVAX – hợp phần trụ cột về vắc-xin trong chương trình ACT là đẩy nhanh quá trình phát trình phát triển và sản xuất các loại vắc-xin COVID-19, đồng thời đảm bảo tiếp cận vắc-xin COVID-19 công bằng và bình đẳng cho tất cả các quốc gia trên thế giới.Nhiệm vụ của COVAX là liên tục theo dõi quá trình phát triển của các loại vắc-xin COVID-19 để nhận diện những vắc-xin đáp ứng tốt nhất yêu cầu. COVAX hợp tác, khuyến khích các nhà sản xuất vắc-xin mở rộng quy mô sản xuất trước khi vắc-xin được phê duyệt.
Lý do là bởi thông thường, các nhà sản xuất có xu hướng ngần ngại đầu tư mạnh tay vào việc mở rộng cơ sở sản xuất vắc-xin trước khi vắc-xin được phê duyệt. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch hiện nay, sự chần chừ này sẽ dẫn đến chậm trễ cung ứng và thiếu hụt vắc-xin sau khi được cấp phép.
Tôi Đã Thấy Thông Tin Không Chính Xác Trên Mạng Internet Về Vắc Xin COVID-19. Tôi Nên Làm Gì?
Đáng buồn là có rất nhiều thông tin không chính xác trên mạng về vi-rút COVID-19 và vắc-xin. Thông tin sai lệch trong một cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể gây hoang mang, sợ hãi và kỳ thị. Nó cũng có thể dẫn đến việc mọi người không được bảo vệ hoặc dễ bị vi-rút tấn công hơn. Nhận thông tin thực tế và lời khuyên từ các nguồn đáng tin cậy như kênh thông tin của Bộ Y tế, UN, UNICEF, WHO.Nếu bạn thấy nội dung trực tuyến mà bạn cho là sai hoặc gây hiểu lầm, bạn có thể giúp ngăn chặn nội dung đó lan truyền bằng cách báo cáo nội dung đó lên nền tảng truyền thông xã hội tại đây.
Vắc Xin COVID-19 Có Thể Ảnh Hưởng Đến DNA Của Bạn Không?
Không, không có vắc xin COVID-19 nào ảnh hưởng hoặc tương tác với DNA của bạn theo bất kỳ cách nào. Messenger RNA, hoặc mRNA, vắc-xin dạy các tế bào cách tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng này tạo ra các kháng thể giúp bạn được bảo vệ chống lại vi rút. mRNA khác với DNA và chỉ ở bên trong tế bào khoảng 72 giờ trước khi phân hủy. Tuy nhiên, nó không bao giờ đi vào nhân tế bào, nơi DNA được lưu giữ.Vắc Xin COVID-19 Có Chứa Bất Kỳ Sản Phẩm Động Vật Nào Trong Đó Không?
Không, không có vắc xin COVID-19 nào được WHO phê duyệt có chứa các sản phẩm động vật.Làm Cách Nào Để Tôi Có Thể Bảo Vệ Gia Đình Mình Cho Đến Khi Tất Cả Chúng Ta Đều Được Tiêm Vắc-Xin COVID-19?
Vắc xin an toàn và hiệu quả là nhân tố thay đổi cuộc chơi, nhưng vẫn chưa rõ mức độ hiệu quả mà chúng có thể bảo vệ chúng ta khỏi lây nhiễm COVID-19. Hiện tại, dù đã tiêm phòng một lần, chúng ta vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch để bảo vệ chính mình và những người khác.Có Những Biến Thể Covid 19 Nào Hiện Nay?
Biến Thể Covid 19 Là Gì?
Biến thể Covid 19 là những đột biến của SARS-CoV-2. Các virus có cấu trúc rất đơn giản, bao gồm một vỏ protein bao bọc vật liệu di truyền trong nó. Trong quá trình nhân lên sau khi xâm nhập tế bào vật chủ, xuất hiện những sao chép bị lỗi, gọi là đột biến. Một số ít trong những đột biến này mang lại lợi thế sinh tồn cho virus như làm tăng khả năng lây lan, gọi là biến thể virus. Những biến thể này vẫn là SARS-CoV-2 nhưng hoạt động có phần khác nhau.Việc SARS-CoV-2 xuất hiện các biến thể là điều đã được dự đoán trước. Một số biến thể xuất hiện và biến mất trong khi một số tiếp tục tồn tại và lan rộng. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu các loại vắc xin Covid-19 thế hệ mới, đặc biệt là các liệu pháp kháng thể đơn dòng nhằm tăng khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể hoặc có thể đưa lượng kháng thể có sẵn từ bên ngoài vào cơ thể chủ động phòng bệnh chỉ trong vài giờ.
0 Nhận xét