Tiểu Sử Ca Sĩ Như Quỳnh
Như Quỳnh có tên khai sinh là Lê Lâm Quỳnh Như, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1970 tại Quảng Trị. Cô là con gái đầu lòng trong một gia đình gồm 3 người con. Những năm tháng đầu đời, Như Quỳnh rất khó nuôi, có lần tưởng đã nguy đến tính mạng khi bị sốt xuất huyết vào năm 1971, khi cả gia đình cô di chuyển vào Sài Gòn theo cha. Lý do chính khiến Như Quỳnh không thể theo học nhạc đến nơi đến chốn là hoàn cảnh rất khó khăn về kinh tế của gia đình sau khi cha cô đi học tập cải tạo.
Giai đoạn tuổi thơ, Như Quỳnh tham gia sinh hoạt và biểu diễn văn nghệ tại Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp trung học, Như Quỳnh đã tình nguyện cộng tác với Nhà Thiếu nhi để tập múa và tập hát cho các trẻ em. Do có năng khiếu ca hát cộng thêm sự khuyến khích của mẹ và bạn bè, Như Quỳnh ghi tên tham dự cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1991 và đoạt giải đặc biệt với số điểm tuyệt đối.
Cô có 2 người em trai là Lê Lâm Tường Duy, tốt nghiệp kỹ sư điện toán vào khoảng giữa năm 2000, và Lê Lâm Tường Khuê là một người rất đam mê về ngành thiết kế thời trang, từng may nhiều kiểu áo dài cho Như Quỳnh mặc khi biểu diễn.
Tháng 4 năm 1993, cô cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Ban đầu, cả gia đình Như Quỳnh cư ngụ tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Sau khi bố mẹ ly hôn, 2 mẹ con cô và em trai Tường Khuê đến cư ngụ tại thành phố Huntington Beach, California trong một căn nhà do cô mua. Vì yêu thương bố mẹ, Như Quỳnh phải đi lại giữa 2 nơi để chăm sóc cho họ. Sau khi qua Hoa Kỳ định cư được một thời gian, cô quyết định chuyển đổi nghệ danh của mình từ Quỳnh Như sang Như Quỳnh.
Tiểu Sử Ca Sĩ Trường Vũ
Trường Vũ tên thật là Huỳnh Văn Ngoảnh, sinh ngày 25 tháng 2 năm 1963 tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Bạc Liêu (nay là thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Anh là con thứ 5 trong 6 người con của một gia đình người Tiều đã sang lập nghiệp tại Việt Nam từ nhiều đời trướcNăm 1983, Trường Vũ vượt biên và ở trại tị nạn Pulau Bidong, Malaysia hơn một năm, sau đó định cư tại thành phố Los Angeles, bang California. Trong thời gian ở đây, việc nghe những băng nhạc thu âm cũ từ quê nhà qua hai giọng ca Chế Linh và Duy Khánh đã ảnh hưởng nhiều tới sự nghiệp sau này của anh. Sau đó, Trường Vũ có ghi danh học trung học phổ thông nhưng đã bỏ ngang vì quá đam mê ca hát.
Vào một dịp tình cờ, ca sĩ Chung Tử Lưu nghe được Trường Vũ hát và đã mời anh về cộng tác với trung tâm Phượng Hoàng và trung tâm Ca Dao. Thời gian đầu việc thu âm rất khó khăn vì ngôn ngữ thường dùng trong việc giao tiếp hàng ngày của Trường Vũ là tiếng Triều Châu và tiếng Quảng Đông. Đối với tiếng Việt anh chỉ hiểu những từ đơn giản. Qua lời tâm sự của Trường Vũ thì người giải thích những bài hát anh chuẩn bị thu âm và hướng dẫn anh trong việc phát âm tiếng Việt đó là cô bạn gái có tên Anh Thư. Ngoài ra cô cũng là người đã khuyến khích và ủng hộ Trường Vũ đi theo con đường ca hát. Trong thời gian chập chững vào nghề, anh đã theo học với ca nhạc sĩ Duy Khánh trong 5 năm, được ông hướng dẫn về phần nhạc lý và phát âm. Ngoài ra Trường Vũ còn được nam ca sĩ Chế Linh nhận làm học trò, hướng dẫn anh trong việc giữ hơi và luyến láy.
Từ đó đến nay, Trường Vũ đã cộng tác với nhiều trung tâm sản xuất phát hành nhạc lớn ở hải ngoại như Trung tâm Ca Dao, Trung tâm Phượng Hoàng, Trung tâm Tình, Trung tâm Asia, Trung tâm Vân Sơn, Trung tâm Thúy Nga và xuất hiện trên nhiều băng nhạc, CD, DVD của các trung tâm này.
Ở Trung tâm Vân Sơn, Trường Vũ thường được ghép tiết mục song ca cùng Tâm Đoan. Ngoài ra, anh còn trình bày các sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Nghĩa như "Mộng tha hương", "Xót xa tình đời", "Hạnh phúc thương đau", "Dừng bước", "Bần".
Ở Trung tâm Thúy Nga, Trường Vũ thường được ghép tiết mục song ca cùng Như Quỳnh. Cặp đôi có khá nhiều bài được khán giả yêu thích như "Nhớ người yêu", "Không giờ rồi", "Phố đêm"...
Trường Vũ đặc biệt nổi tiếng với những ca khúc nhạc vàng mang chủ đề nghèo hoặc thất tình như "Đám cưới nghèo", "Thân phận nghèo", "Nghèo mà có tình", "Xua đi huyền thoại", "Không giờ rồi", "Tí Ngọ của tôi"... và nhạc lính như "Rừng lá thấp", "Bông cỏ may", "Thư cho vợ hiền", "Ba tháng quân trường", "Mưa đêm tỉnh nhỏ"...
Năm 2006, ca sĩ Trường Vũ được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam.
Năm 2010, anh đã có 2 đêm diễn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2016, Trường Vũ lần đầu làm giám khảo chương trình "Tình Bolero 2016"
Những Bài Song Ca Hay Nhất CủaTrường Vũ Và Như Quỳnh
2. Không Giờ Rồi
3. LK "Sao Không Thấy Anh Về & Nén Hương Yêu"
4. Đính Ước
5. Phố Đêm
6. Nhịp Cầu Tri Âm
7. Con Đường Xưa Em Đi
8. Trăng Rụng Xuống Cầu
9. Thề Non Hẹn Biển
10. Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê.
11. Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương
12. Hành Trang Giã Từ.
13. Hai Đứa Giận Nhau
14. Không Phải Tại Chúng Mình
15. Đẹp Lòng Người Yêu
16. Anh Buồn Em Thương
17. Bao Giờ Em Quên
18. Kể Chuyện Trong Đêm
19. Ngày Ấy Mình Yêu Nhau
20. Duyên Kiếp
21. Đường Vào Tình Yêu
22. Em Là Tất Cả
23 LK "Khi Không & Trách Người Trong Mộng"
4. Đính Ước
5. Phố Đêm
6. Nhịp Cầu Tri Âm
7. Con Đường Xưa Em Đi
8. Trăng Rụng Xuống Cầu
9. Thề Non Hẹn Biển
10. Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê.
11. Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương
12. Hành Trang Giã Từ.
13. Hai Đứa Giận Nhau
14. Không Phải Tại Chúng Mình
15. Đẹp Lòng Người Yêu
16. Anh Buồn Em Thương
17. Bao Giờ Em Quên
18. Kể Chuyện Trong Đêm
19. Ngày Ấy Mình Yêu Nhau
20. Duyên Kiếp
21. Đường Vào Tình Yêu
22. Em Là Tất Cả
23 LK "Khi Không & Trách Người Trong Mộng"
24. Đồng Cảnh Ngộ
.
.
.
.
.
.
0 Nhận xét